Khoai lang có thể phòng ngừa ung thư không, ăn thế nào để tốt cho sức khỏe?
Khoai lang là thực phẩm phổ biến mà hầu hết mọi người đều biết. Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, đây được xem là một loại thực phẩm “vàng mười” có thể dùng để chăm sóc sức khỏe rất tốt mà bạn tuyệt đối không nên xem nhẹ.
Nếu bạn thường xuyên ăn một ít khoai lang với lượng thích hợp, có thể có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc lá lách, dạ dày. Ngoài ra, ăn khoai lang thường xuyên có thể giúp giảm cân, duy trì vóc dáng, điều chỉnh huyết áp và mỡ máu.
Trong những năm gần đây, mọi người thường xuyên truyền tai nhau rằng, ăn khoai lang đúng cách có thể giúp phòng ngừa ung thư, liệu ý kiến này có đúng hay không, chúng ta cùng xem thông tin phân tích của các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ).
Khoai lang có thực sự có tác dụng chống ung thư không?
Khoai lang là một thực phẩm tự nhiên lành mạnh với giá trị dinh dưỡng rất cao, trong đó thành phần dinh dưỡng chủ yếu có chứa nhiều axit amin và vitamin C.
Đây cũng là thực phẩm giàu axit carotene, axit folic và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.
Hàng ngày, ăn một lượng khoai lang vừa đủ có thể giúp cho cơ thể nâng cao mức thể chất tổng thể, toàn bộ các cơ quan đều nhận được những lợi ích, từ đó tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm những nguy cơ mắc các loại bệnh, đồng thời có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, khoai lang có thể duy trì mức độ folate bình thường của cơ thể, nếu người có hàm lượng axit folic trong cơ thể quá thấp, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, và các vitamin trong khoai lang có thể đóng một vai trò trong việc chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể, nó có thể mang lại tác dụng chống ung thư rất tốt.
Khoai lang có thể loại bỏ nguy cơ nảy sinh các mầm bệnh ung thư (Ảnh minh họa)
Giá trị dinh dưỡng khác biệt của khoai lang
1. Giải độc
Vì khoai lang rất giàu chất xơ, mặc dù loại chất xơ rất khó phù hợp và thuận lợi để được tiêu hóa và hấp thụ trong dạ dày, nhưng chúng lại có tác dụng có thể kích thích sự vận động của đường ruột, từ đó có thể cải thiện tiêu hóa và chức năng co bóp của đường ruột.
Không những thế, khoai lang không chỉ đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón, mà còn thúc đẩy cơ thể bài tiết các chất độc, có tác dụng cao trong việc làm giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể.
2. Giảm cân
Theo khảo sát thống kê cho thấy, càng ngày càng có nhiều người có thói quen ăn uống xấu, như ăn quá nhiều một cách thường xuyên, thích ăn thịt nướng và thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhưng lại không đủ đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng.
Thói quen xấu này rất dễ gây ra các triệu chứng béo phì. Nếu trong trường hợp này, ăn thêm khoai làng hàng ngày sẽ mang lại tác dụng điều chỉnh và cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Do khoai lang có hàm lượng calo khá thấp trong khi chất xơ thô lại vô cùng phong phú, khi ăn nhiều khoai sẽ không lo bị thừa cân, béo phì như những loại thực phẩm khác. Khoai lang còn có tác dụng làm tăng cảm giác no, ăn vào có thể giảm ăn các thức ăn khác, từ đó mang lại tác dụng giảm cân hiệu quả.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể
Khoai lang chứa một lượng protein nhầy có tính kết dính, có thể làm chậm sự lão hóa của các cơ quan khác trong cơ thể, không chỉ có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, mà còn có thể tăng cường khả năng phòng thủ của cơ thể, chống lại các bệnh khác nhau tấn công từ sâu bên trong.
Hàng ngày, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn một ít khoai lang đều đặn để tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Ăn khoai lang để phòng chống ung thư thế nào cho đúng?
Mọi người nên chú ý đặc biệt đến điều này trước khi ăn khoai lang, nên nấu chín kỹ khoai lang trước khi ăn, vì một số thành phần tinh bột trong khoai lang rất khó để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ nếu chúng chưa được nấu chín kỹ.
Khoai lang là món ăn rất tốt nhưng lại không thể ăn quá nhiều, vì khi bạn cùng lúc ăn quá nhiều vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi, ấm ách và khó chịu.
Bên cạnh đó, trong khoai lang có chứa một lượng đường tương đối nhiều, nếu bạn ăn quá số lượng khuyến cáo có thể dễ gây ra thừa đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là lý do người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều khoai lang.
Số lượng khoai nên ăn có thể nhiều hoặc ít dựa vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác của bạn. Nhưng mức tổi thiểu có thể là nên ăn một củ khoai mỗi ngày. Cũng vì thế mà nhiều người nói rằng, ăn một củ khoai nhỏ, có thể thay đổi sức khỏe tổng thể một cách bất ngờ, vấn đề là bạn có kiên trì và ghi nhớ thói quen này hay không.